Kể từ khi nghị định số 86/2014/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 10/09/2014 quy định các xe kinh doanh vận tải bắt buộc phải gắn phù hiệu vận tải và lắp thiết bị giám sát hành trình thì rất nhiều cá nhân và doanh nghiệp băn khoăn với câu hỏi thế nào là xe kinh doanh vận tải và thế nào là xe không kinh doanh vận tải, xe nào phải gắn phù hiệu, xe nào không phải gắn?

Trả lời:
Căn cứ vào điều 3 trong nghị định 86 thì xe ô tô được coi là xe kinh doanh vận tải khi sử dụng vào các mục đích sau:

– Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc sử dụng xe ô tô vận tải hàng hóa, hành khách trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi; bao gồm kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp và kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp.

– Kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp là hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó đơn vị kinh doanh vận tải cung cấp dịch vụ vận tải và thu cước phí vận tải trực tiếp từ khách hàng.

– Kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp là hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó đơn vị kinh doanh vừa thực hiện công đoạn vận tải, vừa thực hiện ít nhất một công đoạn khác trong quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ và thu cước phí vận tải thông qua doanh thu từ sản phẩm hoặc dịch vụ đó.

Bạn có thể thấy quy định này rất chung chung khó phân biệt được đâu là xe có kinh doanh và đâu là xe không kinh doanh. Khi mua xe về để chở hàng, phục vụ cho công việc nội bộ không trở thuê hàng hóa cho người khác cũng sẽ nằm vào loại xe “kinh doanh không thu tiền trực tiếp”, như thế quá rắc rối cho cá nhân và doanh nghiệp khiến họ “dở khóc, dở cười”. Việc ban hành các văn bản luật để quản lý vận tải tốt hơn thì nên ủng hộ tuy nhiên nếu văn bản luật không rõ ràng, không tính toán kỹ lưỡng sẽ tạo thêm rào cản cho sự phát triển của cá nhân và doanh nghiệp.

Việc xin cấp phù hiệu cũng phải trải qua nhiều bước, nhiều cửa không khác gì “hành” doanh nghiệp. Cụ thể muốn xin phù hiệu thì phải có giấy phép kinh doanh vận tải, muốn xin giấy phép kinh doanh vận tải thì trong giấy đăng ký kinh doanh phải có mã ngành kinh doanh vận tải, muốn có mã ngành kinh doanh vận tải thì phải xin sửa giấy đăng ký kinh doanh… với nhiều bước như thế sẽ sinh ra một loạt các giấy phép con rất tốn thời gian và tiền bạc.

Nếu muốn các doanh nghiệp phát triển mạnh chúng ta nên ban hành các văn bản một cách rõ ràng và hạn chế tối đa các thủ tục rườm rà để thời gian và tiền bạc đầu tư vào các hoạt động phát triển sản xuất sẽ tốt hơn.

Để làm phù hiệu vận tải và gắn định vị

Mọi chi tiết liên hệ : Mr Thuận 093.335.1676

 

Tin tức & Sự kiện khác